[Giải đáp] Xả tang là gì? Có nên xã tang sớm hay không?

✅ Giao Hoa Nhanh 247 Miễn Phí ⭐⭐⭐ Hàng Trăm Kiểu Mẫu Để Bạn Chọn
✅ Có Ngay Hóa Đơn Điện Tử ⭐⭐⭐ Mua Hoa Tươi Trực Tuyến tại Shop Hoa Vip
✅ Đặt Hoa và Thanh Toán Dễ Dàng ⭐⭐⭐ Gửi Hình Ảnh Thực Tế Tại Nơi Sau Khi Giao Xong
✅ 100% Hoa Được Nhập Từ Đà Lạt ⭐⭐⭐ Đừng chờ đợi nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay!
Mục lục

Theo phong tục xưa để tang, xả tang hay các nghi lễ tang chế khác đều nhằm mục đích bày tỏ tấm lòng, thể hiện sự đau buồn, nhớ thương người đã mất. Riêng đối với lễ xả tang rất nhiều gia quyến không biết xả tang cho người mới mất ngay khi vừa chôn cất. Vậy lễ xả tang là gì? Thời gian xả tang là bao lâu? Nghi lễ xả tang hay mãn tang là điều rất quan trọng mà bạn cần phải biết để tránh được những việc không nên làm khi thực hiện. Cùng shophoavip tìm hiểu nghi lễ này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Xả tang là gì?

Nghi thức xả tang còn được gọi là cúng mãn tang. Đây là nghi lễ được tổ chức với mục đích thông báo, làm lễ hết thơi gian để tang của gia đình đối với người đã khuất. 

Nghi thức xả tang mang ý nghĩa đến nét văn hóa lâu đời của người Việt. Để tang, xả tang giống như một nghi thức tưởng niệm, thương nhớ người đã khuất, mong mỏi họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu, hậu duệ sau này.

Lễ xả tang có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Việt

Sau khi người thân trong gia đình vừa qua đời, người còn sống tổ chức tang lễ bày tỏ sự đau buồn, thương tiếc người đã mất. Thời điểm tổ chức tang lễ cho người vừa mất được gọi là phát tang.

Sau khi hoàn tất nghi lễ phát tang, người còn sống thực thi nhiệm vụ và bổn phận với người đã mất như thắp hương, thờ cúng,… Trong khoảng thời gian này được gọi là để tang. Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ, bổn phận trong quá trình để tang thì tiến hành nghi lễ xả tang.

2. Thời gian xả tang là bao lâu?

Lễ xả tang là thời hạn, nhiệm vụ và bổn phận để tang đã hoàn tất. Theo phong tục, con cháu phải để tang cho ông bà cha mẹ thời gian ít nhất là phải hai năm. Nghĩa là phải qua cái lễ giỗ đại tường, thì con cháu mới được xả tang. Và trong thời gian cư tang nầy, con cháu không được cưới hỏi, vì người ta cho rằng đó là điều không tốt.

Thời gian để tang tùy thuộc vào mối quan hệ người còn sống và người đã mất

Tùy theo mối quan hệ giữa người mất và người còn sống như thế nào mà thời gian để tang ấn định khác nhau. Tùy theo sự liên hệ gần hay xa đối với người chết mà có sự ấn định thời hạn để tang: đại tang và tiểu tang.

- Đại Tang: Là 3 năm (thực ra có 27 tháng ): Để Tang Tứ Thân Phụ Mẫu Và để Tang Vợ, Chồng

- Tiểu Tang: Thì tính từng tháng cho đến tối đa là một năm như: Tang Anh Chị Em Ruột và Tang Họ Hàng Nội Ngoại. 

3. Có nên xả tang sớm?

Ngày nay, vì công việc làm ăn, học hành thi cử, hoặc cưới hỏi, hơn nữa phần lớn ảnh hưởng theo nếp sống của người Tây phương, nên vấn đề cư tang không trở nên gò bó theo tục lệ xưa. Phần nhiều là sau 49 ngày, tức xong cái lễ chung thất, thì người ta xin xả tang. Có người còn xin xả tang liền, sau khi mai táng hoặc hỏa táng. Lý do là vì họ coi việc để tang là một việc không mấy may mắn trong những việc như: cưới hỏi, thi cử, khai trương cửa tiệm, hoặc đi xa v.v…

Tục lệ để tang tùy theo thời đại mà nó có sự thay đổi và thích nghi. Vì thế, tùy theo yêu cầu ý muốn của tang quyến mà chúng ta làm theo, thiết nghĩ, cũng không có gì là lỗi đạo sai trái.

Vấn đề thời gian ngắn hay dài, lâu hay mau không thành vấn đề nữa. Thật ra hiếu thảo hay không là ở nơi lòng người. Còn tang chế, cũng như các hình thức lễ nghi khác, tất cả chỉ là biểu lộ cho tấm lòng của con người mà thôi.

4. Có nên đi đám cưới, dự khai trương cửa hàng khi chưa xả tang?

Tang lễ là sự kiện buồn khi mất đi người thân, không khí tang lễ luôn nhuốm màu u buồn, đau khổ, xót thương… Nghi thức tang lễ được tổ chức trang nghiêm, chu đáo và có nhiều nghi thức khác nhau, tuy nhiên hiện tại xã hội cũng thoáng hơn về những nghi thức này, nhưng vẫn luôn giữ được chuẩn mực, đạo hiếu khi gia đình có người mới mất.

Nếu như trước đây nhiều gia đình có tính kiêng kỵ  kỹ càng thì trong thời gian để tang sẽ không dự đám cưới, đi ăn nhà mới. Họ cho rằng điều này khiến những đám cưới, gia đình về nhà mới gặp phải những điều không may mắn. Thì ngày nay, sau 3 tháng kể từ ngày có tang, mọi người có thể tham gia các nghi lễ, cưới hỏi.

Có nên đi đám cưới, dự khai trương cửa hàng khi chưa xả tang? 

Hay trước đây, người ta cho rằng đi viếng đám ma bằng hoa tươi là điều gì đó không cần thiết và rất xa xỉ thì ngày nay những vòng hoa chia buồn lại mang nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự thiêng liêng và cao cả, giảm bớt không khí u sầu, đau thương. 

Vòng hoa tang mang ý nghĩa thể hiện lòng tiếc thương sâu sắc

Để tang, xả tang hay các nghi lễ tang chế khác đều nhằm mục đích bày tỏ tấm lòng, thể hiện sự đau buồn, nhớ thương người đã mất. Hy vọng bài viết trên shophoavip đã giúp bạn có thêm kiến thức về nghi thức xả tang của người Việt.
Bài viết liên quan
0971247247