Ý nghĩa hoa huệ | 100+ hình ảnh hoa huệ đẹp nhất 2021

Hoa huệ không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh khôi thuần khiết mà cây hoa huệ còn mang lại nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực, như tâm linh, sức khỏe, ẩm thực và mỹ quan. Vậy bạn có biết ý nghĩa của hoa huệ là gì không? Hãy cùng shophoavip tìm hiểu chi tiết về loài hoa này nhé!
Mục lục

Hoa huệ là loài hoa rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi rất phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Loài hoa huệ này rất đặc biệt, nở về đêm, có khả năng tỏa hương về ban đêm với mùi hương ngào ngạt. Hoa huệ không chỉ mang lại vẻ đẹp tinh khôi thuần khiết mà cây hoa huệ còn mang lại nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực, như tâm linh, sức khỏe, ẩm thực và mỹ quan. Vậy bạn có biết ý nghĩa của hoa huệ là gì không? Hãy cùng shophoavip tìm hiểu chi tiết về loài hoa này nhé!

1. Nguồn gốc hoa huệ ở đâu?


Hoa huệ – Hoa thuộc chi Lilium, có nguồn gốc từ Hy Lạp. Lilium là một từ Latin bắt nguồn từ Hy Lạp leirion, từ mà khi chúng ta truy ngược về thông qua nhiều nền văn minh thì có thể nói là một trong những từ đầu tiên để chỉ hoa. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của hoa huệ qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ.
Hoa Huệ xuất hiện và quen thuộc với mọi người ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hoa huệ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống vì hương thơm và ý nghĩa tượng trưng của nó.

hoa huệ tây có tên gọi khác là hoa gì
hoa huệ tây có tên gọi khác là hoa gì

Tên gọi khác của hoa huệ là : vũ lai hương(hoa thơm lúc mưa), dạ lai hương(hoa thơm ban đêm). Ở Việt Nam hoa huệ trắng được xem là loại hoa truyền thống không thể thiếu trong bất kỳ các dịp cúng lễ, hoặc dịp tết.
Tại Việt Nam, hoa huệ được trồng nhiều ở miền Bắc và một số tỉnh miền Trung, đặc biệt là các vùng trồng hoa lân cận Hà Nội.
Tên khoa học: Polianthes tuberosa
Bộ: Bộ Măng tây
Cấp độ: Loài
Họ (familia): Agavaceae
Lớp cao hơn: Chi Huệ
Loài (species): P. tuberosa
>>>Xem thêm Ý Nghĩa Hoa Cúc Trắng | Đặc Điểm, Công Dụng & Cách Trồng Đơn Giản

2. Đặc điểm của hoa lan huệ


Thuộc loại cây thân thảo, đặc điểm hoa huệ là thân mọc thẳng đứng, không phân cành nhánh, hình dáng ban đầu cây rất giống cây tỏi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,8-1,6m.
Các loại hoa huệ: hoa đơn và hoa huệ kép. Loại đơn còn có tên là huệ xẻ, hoa ngắn, thưa, cây thấp. Hoa lan huệ kép hay huệ tứ diện, cây cao, bông dài, hoa dày hơn.
Cây hoa huệ có lá màu xanh hình dài, thuôn, và nhọn ở đầu lá, lá có độ bóng pha với chút màu hơi mốc trắng. Lá có độ mịn và không dày lắm. Các bẹ lá ôm sát từ gốc lên đến thân chính, tạo cho thân chính giống như các lớp của thân cây hành, tỏi. Các lá có diện tích và chiều dài khác nhau , tùy thuộc vào từng loại cây hoa.

hoa huệ màu gì
hoa huệ màu gì

Hoa huệ có màu trắng, hoa được cấu tạo bên dưới có cuống dài, thẳng, hoa mọc bên trên, các hoa mọc kết thành cụm hoa lớn dạng khối trụ gần ngọn cho đến chóp ngọn. Các hoa ở dưới sẽ có kích thước to hơn các hoa trên ngọn. Khi hoa nở các cánh hoa bung ra để lộ nhị và nhụy của hoa có màu vàng, các cánh hoa mỏng, màu trắng và nở xòe ra trông rất bắt mắt. Thường các hoa ở cây hoa huệ ở dưới sẽ nở trước sau đấy mới đến các hoa trên cùng.
Hoa nở vào ban đêm và tỏa một hương thơm ngào ngạt cuốn hút. Thời gian nở hết của các hoa khoảng trong 6 đến 17 ngày. Bao phấn của hoa huệ có hình trũng dạng phễu. 
Hoa huệ là loại cây ưa ánh sáng, cây sống lâu năm, và nở ở tất cả các mùa. Thời gian thích hợp cho hoa phát triển nở nhiều nhất là mùa hè, hoa nở to, và nhiều hơn. Thế nên chúng ta nên trồng vào mùa hè.
Cây hoa huệ có đặc tính nở hoa vào buổi tối, tỏa hương thơm nhiều hơn vào buổi tối, vì cây ưa độ ẩm cao, độ ẩm cao sẽ làm cho các khí khổng của hoa hoạt động và giúp hoa bung ra nhanh và nhiều.
>>>Đặt hoa giá rẻ tại shop hoa tươi huế

3. Các loại lan huệ được trồng phổ biến tại Việt Nam


Các giống hoa huệ ở Việt Nam có khoảng hơn 20 loài phổ biến được trồng nhiều tại Đà Lạt, Hà Nội và các tỉnh thanh xung quanh Hà Nội, TPHCM.
Xét theo đặc điểm hình thái, hoa huệ có hai giống là huệ đơn và hoa huệ tây cánh kép.
Hoa huệ đơn (huệ xẻ): dáng cây thấp, hoa thưa và ngắn.
Cây lan huệ kép (huệ tứ diện): Lan huệ kép dáng cây cao, hoa dày và bông dài hơn.

Hoa lan huệ cánh kép
Hoa lan huệ cánh kép

Xét theo nhiều đặc điểm khác như màu sắc, cấu tạo thì có thể liệt kê các loại huệ sau:
Hoa lan huệ trắng: Có hình phễu, thường nở vào ban đêm và có mùi thơm dịu, là loại cây dễ sống, trồng bằng củ có chiều cao trung bình khoảng 90cm. Thân và lá mọc đứng, mỗi cành có khoảng 30 bông. Cây ra hoa quanh năm nhưng ra hoa chủ yếu vào mùa hè, mùa đông ít hoa và hoa thường ngắn hơn.
Hoa huệ đỏ (hoa huệ nhung): Huệ đỏ có lá hình dải hẹp và có màu xanh. Hoa lan huệ đỏ nở có hình chiếc phễu, màu đỏ cam
Hoa huệ vàng: 
Hoa huệ tím (hoa huệ đất): Cây huệ đất thuộc loại cây bụi nhỏ, mọc nhanh, cao từ 10 đến 30 cm. Đặc biệt huệ đất cho hoa quanh năm, hoa nở mọi lúc mọi nơi với hương thơm phảng phất.
Hoa huệ chuông: Mỗi cành hoa gồm khoảng 5 – 15 bông hoa, ở đỉnh ngọn của thân cây. Hoa màu trắng tinh khôi, đôi khi điểm vài bông màu hồng nhạt. Hoa có hình dáng giống như chiếc chuông, đường kính khoảng từ 5 – 10mm
Hoa huệ tây (hoa huệ đỏ, hoa huệ trắng, hoa huệ vàng,…)
>>>Tham khảo Ý Nghĩa Hoa Bách Hợp | Đặc Điểm, Công Dụng & Cách Trồng Đơn Giản

4. Ý nghĩa hoa hue


Nhắc đến hoa huệ thì ai cũng sẽ nhớ đến bức tranh nổi tiếng “thiếu nữ bên hoa huệ” của Tô Ngọc Vân, đây là loài hoa vừa đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống con người. Cùng shophoavip tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của loài hoa huệ nhé!

4.1 Thông điệp của hoa huê


Có một lối sống vương giả và ôm ấp sức mạnh của mình. Hãy nhớ rằng sự đổi mới luôn gần kề và sự kết thúc của một điều gì đó là sứ giả của một khởi đầu mới.

hoa huệ tây trắng
hoa huệ tây trắng

4.2 Ý nghĩa biểu tượng của hoa huệ


Hoa huệ và tất cả các dạng khác của nó, thường được xem xét mang các ý nghĩa sau đây:
Hoàng gia và vương giả: một loài thuộc họ hoa Huệ được tạo cách điệu thành biểu tượng của hoàng gia Châu Âu. Thông qua đó có thể thấy, loài Huệ mang ý nghĩa sự vương giả, cao quý của hoàng tộc.
Thiên chức làm mẹ và khả năng sinh sản:  Huệ được trồng bằng củ, rất dễ phát triển và nhân giống một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các bông Huệ mọc lên dày đặc, tỏa mùi thơm ngát khi nở. Do vậy người ta cho rằng chúng mang trong mình ý nghĩa của sự sinh sôi, khả năng sinh sản tốt và mang trong mình thiên chức của một người mẹ.
Sự tinh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ: bắt nguồn từ những cánh Huệ trắng (vì màu trắng luôn làm ta liên tưởng đến sự tinh khiết). Ngoài ra, sức sống của loài hoa này khá tốt cùng với những đóa hoa tươi mới nở rộ, khiến người ta liên tưởng đến thanh xuân tốt đẹp của mỗi người. Loài hoa này cũng được những người theo đạo công giáo sử dụng huệ tuyết có thể đại diện cho đức mẹ Đồng Trinh.
Lòng đam mê: ngày nay mỗi khi nhìn thấy những cánh Huệ, người ta lại liên tưởng đến niềm đam mê. Cũng có thể dựa vào sự tài ba của họa sĩ của bức tranh nổi tiếng “thiếu nữ bên hoa Huệ” để liên tưởng lòng đam mê trên loài hoa này.
Đổi mới và tái sinh: Đây là một trong những ý nghĩa mà người Hy Lạp và La Mã xưa dành cho loài hoa có lịch sử lâu đời này. Ngoài ra theo các nhà kim thuật giả, đây là loài hoa của mặt trăng có thể giúp xoa dịu nỗi đau.
>>>Đặt hoa giá tốt tại hoa tươi tiền giang

4.3 Ý nghĩa hoa huệ theo phân loại


Theo phân loại hoa huệ cũng có những ý nghĩa đặc trưng riêng:
Hoa huệ ta: Sự trong sạch và thanh cao

Hình ảnh cây huệ ta
Hình ảnh: cây huệ ta

Lan huệ tây: Hoa huệ tây trắng là thông điệp của sự trong sáng
Huệ Tây có vẻ đẹp thanh nhã, trang trọng và lịch sự.

lan huệ tây trắng
hình ảnh: lan huệ tây trắng

Hoa huệ thung: Mang biểu tượng về sự trở của hạnh phúc

4.4 Ý nghĩa hoa huệ theo màu sắc


Huệ được biết đến với nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, và mỗi màu lại mang các ý nghĩa đặc biệt không giống nhau.
Huệ trắng: Là biểu tượng cho sự thanh khiết và vẻ đẹp tuổi trẻ. Ở Việt Nam, loài hoa này còn thể hiện cho sự uy nghiêm và tôn kính nên thường được dùng để cắm trong các dịp cúng, lễ.
Hoa huệ mưa vàng: Biểu tượng cho sự hồi phục và tái sinh. Cũng vì lý do này mà người ta thường chọn hoa huệ vàng như một lời chúc sức khỏe khi đến thăm người bệnh.
Huệ tây đỏ: Hoa huệ tây đỏ theo quan niệm của phương đông màu đỏ tượng tượng trưng cho sự hạnh phúc, thịnh vượng, sung túc, đầy đủ, chính vì vậy huệ đỏ rất phù hợp cho đám cưới, cầu hôn.

5. Công dụng đặc biệt của cây lan huệ trong cuộc sống


Có hàng trăm loại huệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam thì có hai loại phổ biến là huệ ta và huệ tay. Hoa huệ ta đỏ thường được dùng trong các dịp lễ cúng hay cắm trên bàn thờ. Còn huệ tây được dùng để trang trí, và còn được gọi với cái tên khác là hoa loa kèn.

Cách trồng cây huệ
Cách trồng cây huệ

Hương thơm ngào ngạt của huệ đã được chưng cất để sử dụng làm nước hoa từ thế kỷ 17, khi bông hoa được chuyển đến Châu Âu lần đầu tiên. Nữ hoàng Pháp Antoinette sử dụng một loại nước hoa có tên là “Sillage de la Reine” còn được gọi là “Parfum de Trianon” có chứa hoa huệ, hoa cam, gỗ đàn hương, hoa nhài, tuyết tùng và mống mắt.
Bên cạnh đó, hoa huệ cũng được coi là một trong các thành phần nguyên liệu góp phần chế biến, tạo hương vị cho một số món ăn.
Hoa huệ được sử dụng làm nước hoa

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa huệ đạt hiệu quả cao


Là loại cây dễ sống nên kỹ thuật trồng huệ cũng không quá cầu kỳ. Một số kỹ thuật trồng lan huệ và chăm sóc bạn có thể tham khảo:

6.1 Kỹ thuật trồng hoa huệ


Nhân giống hoa huệ có 2 hình thức phổ biến đó là: nhân giống bằng củ hoa huệ và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
Hoa huệ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây sẽ phát triển tốt nhất nếu được trồng ở nền đất thoát nước tốt vào mùa mưa.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

kỹ thuật trồng hoa huệ đỏ
kỹ thuật trồng hoa huệ đỏ

Trồng với mật độ 20cm x 20cm, trồng sâu 2 - 3cm dưới mặt đất. Nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn. Sau khi trong xong phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

6.2 Kỹ thuật chăm sóc hoa huệ đúng cách


Ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Tới mùa mưa, chú ý thoát nước để tránh việc cây bị ngập, úng.
Sau khi trồng hoa huệ khoảng 30 ngày thì bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế hoặc phân NPK pha loãng. Sau đó cứ khoảng 20 - 25 ngày bón đợt tiếp theo.
Thường xuyên làm cỏ kết hợp với vun xới cho cây.

7. Thu hoạch hoahue như thế nào?


Nên cắt hoa huệ lúc sáng sớm hoặc chiều mát (thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông huệ sẽ bị hở yếm).
Lần đầu tiên dùng dao bén cắt xéo bông gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ.

Thu hoạch hoa huệ thế nào
Thu hoạch hoa huệ thế nào

Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc Huệ, tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp.

8. Tổng hợp những hình ảnh hoa huệ đẹp nhất hiện nay

Hoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệHoa huệ

Dưới đây là những hinh anh hoa hue đẹp nhất shophoavip tổng hợp để bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này. Dù trải qua bao nhiêu nghìn năm, nó vẫn ở đấy, vẫn vươn mình tỏa hương làm đẹp cho đời. Vì vậy, khi nhìn chúng không khỏi làm nhiều người thổn thức, say đắm.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn thêm yêu thích loài hoa Huệ thuần túy cũng như có thể gợi ý cho những ai đang tìm kiếm loài hoa nào đó cho riêng mình. Chúc các bạn luôn cảm thấy thư giãn, xoa dịu mệt mỏi mỗi khi hòa mình trong hương thơm mà hoa Huệ mang lại. Nếu có ý định tặng ai đó 1 bó hoa huệ đẹp, ý nghĩa thì hãy đến Shop Hoa Vip để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

Bài viết liên quan
0971247247