Cách trồng Lan Hồ Điệp sau Tết chuẩn nhất

Lan Hồ Điệp mang vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng, tao nhã. Chính vì thế, Lan Hồ Điệp dần trở thành xu hướng chơi lan, đặc biệt mỗi độ tết đến xuân về. Vì vậy, cách trồng Lan Hồ Điệp sau tết rất quan trọng, muốn cây nhanh phục hồi phải chăm sóc phù hợp.
Mục lục

Tuy nhiên, để đảm bảo cây khỏe mạnh, phát triển tốt bình thường không phải là điều giản. Vậy cách trồng Lan Hồ Điệp sau tết như thế nào? Cùng Shop Hoa Vip tìm hiểu trồng thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng Lan Hồ Điệp sau Tết

Bước đầu tiên cần chuẩn bị dụng cụ cần thiết để đảm bảo việc chăm sóc lan sau tết:

  • Dụng cụ cắt gọt: Lưỡi lam, kéo hay có thể dùng bộ dao chiết ghép chuyên dụng dành riêng cho lan. Lưu ý, dụng cụ cần được làm sạch để tránh tình trạng gây viêm nhiễm, lây bệnh cho Lan Hồ Điệp.

  • Giá thể: Nếu giá thể cũ không đảm bảo, hãy thay giá thể mới để lan được phát triển tốt ( Giá thể: than củi, vỏ thông, rêu, dớn… đã qua xử lý).

cách chăm sóc lan hồ điệp sau tết

Read: [Hướng dẫn] Cách trồng Lan Hồ Điệp mới mua về

2. [5 bước] thực hiện cách chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết nhanh ra hoa

Bước 1: Cắt bỏ ngồng hoa

Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên để hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.

Khi cắt ngồng hoa cần khéo léo để tránh làm dập lá

Bước 2:  Xử lý các lá hồ điệp bị vàng héo

  • Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng. 

  • Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.

  • Còn phần mắt ngủ còn lại trên cần hoa, dùng bông gòn thấm một chút thuốc Atonik, rồi khéo léo quấn quanh rồi để vòng khoảng một tuần mới mở bông gòn ra.

Lá Lan sau Tết thường bị vàng úa hoặc nhiễm nấm bệnh cần được loại bỏ

Bước 3: Xử lý phần gốc và rễ

Đối với phần gốc và rễ của cây lan, rút bỏ bầu nhựa, song song với đó là dùng kéo đã được rửa sạch để loại bỏ những rễ bị thối, chỉ giữ lại rễ vẫn còn tươi xanh. Sau đó,bôi vôi, sơn móng tay, thuốc làm liền da cây, keo 502 vào tất cả các vết cắt.

Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.

Cắt hết những rễ hư, thối, để khô ráo khoảng 2h cho vết cắt khô.

Bước 4: Thay giá thể mới cho cây

Thay giá thể trồng lan dạng sợi sau khi đã xử lý, đổ vào xung quanh chậu. Chú ý, vỗ nhẹ để cọng giá thể hơi chặt và hở gốc để có thể quan sát quá trình phát triển của rễ cây.

Bước 5: Đặt chậu vào vị trí mát mẻ, tránh mưa. Sau 3 ngày để khô, tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần. 

Thực hiện đúng các bước trên, khoảng vài tuần sau cây Lan Hồ Điệp của bạn sẽ bắt đầu mọc rễ mới và 1-2 tháng sau khi cây đã ổn định  có thể yên tâm và chăm sóc chúng bình thường. 

Lưu ý đặt cây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Xem thêm: Cách trồng Lan Hồ Điệp đơn giản tại nhà

3. Cách trồng hoa Lan Hồ Điệp sau tết cần lưu ý những gì?

Để chăm sóc tốt cho cây Lan Hồ Điệp sau Tết, ta cần lưu ý những điều sau đây:

Ánh sáng: che sáng cho cây thích hợp vào khoảng 70%. Lan có thể chịu được ánh sáng yếu nhưng nếu râm quá sẽ làm cây phát triển chậm.

Tưới nước: Lan Hồ Điệp không có khả năng trữ nước và dinh dưỡng nên phải cung cấp liên tục và quanh năm nước và dinh dưỡng. Lưu ý:

  • Bổ sung nước giữ ẩm cho cây vào mùa khô và hạn chế để nước đọng lại trên lá, hoặc tiếp xúc trực tiếp với lá vào mùa mưa, dễ gây nên tình trạng úng, thối lá. 

  • Nếu như chậu hồ điệp có rễ mọc ra ngoài thì phải màu bạc, trong chậu thì màu xanh. Nếu rễ mọc ra bên ngoài quá dài chứng tỏ là cây đang bị thiếu nước trầm trọng.

Phân bón: Phân loại tốt nhất cho Lan Hồ Điệp là NPK 14-14-14. 

Sâu bệnh thường gặp và cách phòng ngừa: Yếu tố thông thoáng trong thiết kế việc có thể quyết định nhiều đến vấn đề nấm bệnh của Lan Hồ Điệp. Cần có giải pháp phòng ngừa như:

  • Các loại sâu hại thường dễ bám vào lá lan gây hư hại. Do đó, người trồng Lan nên lưu ý rửa lá bằng nước xà phòng hoặc thuốc trừ sâu thường xuyên. Sau mỗi lần rửa lá thì lau lại bằng vải mềm.

  • Cây dễ bị nấm, do đó cần phải phun thuốc chống nấm thường xuyên.

Thời gian thay chậu: (khoảng 2 năm) Tuy nhiên qua một mùa tết nên thay chậu để tiếp tục trồng, do Lan mua về thường được trồng theo cách công nghiệp và chậu rất nhỏ.
Cập nhật giá Hoa Lan Hồ Điệp mới nhất tại đây: Giá Lan Hồ Điệp

Bài viết trên nhằm chia sẻ vài mẹo chăm sóc rất dễ và không tốn nhiều thời gian để chậu Lan Hồ Điệp của bạn sẽ nở hoa trở lại và vẫn đẹp như lúc mới mua. Hy vọng Shop Hoa Vip đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong cách trồng Lan Hồ Điệp sau Tết.


 
Bài viết liên quan
0971247247