Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Báo chí Việt Nam (21/06)
Ngày Báo chí Việt Nam (21/06) hay còn được gọi là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là dịp để tri ân, tôn vinh các thế hệ nhà báo đã cống hiến trí tuệ, máu và nước mắt để độc giả có thể nắm bắt các thông tin quan trọng trong đời sống, xá hội hàng ngày. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này có gì đặc biệt? Hãy cùng shophoavip.com tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Ngày Báo chí Việt Nam (21/06)
Nguồn gốc của ngày Báo chí Việt Nam ( 21/06)
Nguồn gốc của ngày Báo chí Việt Nam gắn liền với các sự kiện lịch sử
Những năm 60 của thế kỉ 19, một số báo ra đời tại Sài Gòn, Hà Nội và một số địa phương khác.
Những năm đầu thế kỉ 20, hàng loạt tờ báo của người Việt Nam được xuất bản, tập hợp nhiều nhà văn, nhà báo, nhà trí thức thành nhiều nhóm nhỏ có các khuynh hướng chính trị khác nhau.
Ngày 21/06/1925, tờ báo Thanh niên ra đời tại Quảng Châu ( Trung Quốc), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã đánh dấu sự hình thành của nên báo chí cách mạng Việt Nam. Kể từ đó, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam là đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Tháng 2/1985, Ban bí thư Trung ương Đảng ra quyết định lấy ngày 21/06/1925 ( tờ báo Thanh niên ra số đầu tiên) làm ngày Báo chí Việt Nam, nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của báo chí, thắt chặ mối quan hệ giữa báo chí và công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với báo chí.
Ngày 21/06/1985, lần đầu tiên cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam và 60 năm ngày tờ báo Thanh niên ra đời.
Ý nghĩa của ngày Báo chí Việt Nam (21/06)
Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí đã đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nêu gương người tốt việc tốt.
Báo chí đã quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời báo chí cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân.
Đây là dịp để những người làm báo nhớ về lời căn dặn của Bác Hồ: “ Đối với người làm báo thì cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén, cán bộ báo chí cũng là một chiến sĩ cách mạng. Đối với những người viết báo thì tờ báo là tờ hịch cách mạng, tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với những tờ giấy ấy người ta có thể viết những bức tối hậu thư”.
Người còn căn dặn: “ Người làm báo muốn làm tốt nhiệm vụ của mình thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình”.
Đây là ngày để tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài báo phản ánh chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngày Báo chí Việt Nam ( 21/06) Mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ngày này hoặc các ngày lễ khác thì hãy truy cập vào website https://shophoavip.com/ nhé.